HOSTING – DOMAIN CẦN THƠ
1 – Domain (tên miền) là gì ?
2 – Cấu tạo của tên miền
3 – Tên miền riêng
4 – Sở hữu riêng cho mình một tên miền
5 – Hosting là gì ?
6 – Những loại Hosting
1 – Domain (tên miền) là gì ?
Tên miền là cách gọi khác của Domain. Chúng ta hiện trong thế giới phẳng, chúng ta ngang hàng nhau. Vậy chúng ta phân biệt với nhau như thế nào trong thế giới phẳng ấy ?
Giống như một căn nhà cần có địa chỉ riêng thì đối với Website cũng vậy, chúng cũng được phân chia và đánh địa chỉ cụ thể theo tổ chức riêng.
Hiện nay, chúng ta sử dụng đến địa chỉ IPv6 (Internet protocol version 6) được thay thế cho địa chỉ cũ là IPv4. IPv4 là phiên bản địa chỉ đầu tiên của Internet và đồng hành với chúng ta trong khoảng hai thập kỉ. IPv4 chứa được khoảng 4 tỉ địa chỉ cho hoạt động mạng toàn cầu. Nhưng với sự phát triển công nghệ hiện nay, nguồn tài nguyên địa chỉ dần cạn và bộc lộ ra nhiều điểm không còn phù hợp với dịch vụ mạng hiện nay, IPv6 được ra đời để khắc phục được những điểm đó.
Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bít, biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa phân cách bởi dấu “:”, ví dụ 2001:0DC8:1005:2F43:0BCD:FFFF. Với 128 bít chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2 mũ 128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet của thế giới.
Do mỗi địa chỉ đều dài và khó nhớ nên chúng ta tìm cách rút gọn chúng sao cho trực quan nhất có thể và gắn liền với tên có ý nghĩa.
Ví dụ máy chủ của DEV DẠO đang chứa các Website thuộc DEV DẠO có địa chỉ 2001:0DC8:1005:2F43:0BCD:FFFF, tên miền của DEV DẠO là devdao.net, vì vậy khác hàng dễ nhớ đẻ truy cập mà không cần biết đến IP của DEV DẠO.
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm “.”, ví dụ abc.vnn.vn là tên miền máy chủ Web của VDC. Thành phần thứ nhất “home” là tên của máy chủ, thành phần thứ hai “vnn” thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (top level domain name).
2 – Cấu tạo của tên miền
Vậy tên miền gồm những loại gì ?
– Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain “TLD”) bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v… và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).
Phần dùng chung :
– COM : Thương mại (COMmercial)
– NET : Mạng lưới (NETwork)
– ORG : Các tổ chức (ORGnizations)
– INFO: Thông tin (INFOrmation)
– EDU : Giáo dục (EDUcation)
– MOBI: Điện thoại di động
– Tên miền mức hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.
– Domain có những loại nào ?
Có 2 loại Domain là : Domain name cao cấp và Domain name thứ cấp.
Hiện nay có cung cấp dịch vụ Domain miễn phí, chúng dưới dạng tên miền ảo, chúng chia sẽ tài nguyên cùng một máy chủ.
3 – Tên miền riêng
Hiện Domain có miễn phí nhưng khi dùng nó thì thiếu đi sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Những tên miền này thường là cấp 2, và nhiều tên miền cùng sử dụng chung máy chủ nên gây chậm hay thiếu đi chuyên nghiệp, phụ thuộc nhiều vào người điều hành máy chủ đó.
Với việc sở hữu một tên miền riêng thì bạn cũng có thể tận dụng chúng để làm mail cho cả doanh nghiệp của bạn.
4 – Sở hữu riêng cho mình một tên miền
Tên doanh nghiệp có thể trùng nhau nên việc tên miền trùng với doanh nghiệp khác là điều không thể tránh khỏi. Khi chọn tên miền cho doanh nghiệp của mình, mình nên cá nhân hoá bằng cách đặt tên địa phương vào tên miền, mình cũng có thể tăng độ hiệu quả của SEO khi tên miền có tên điạ phương.
Bạn có thể sở hữu nhiều hơn một tên miền hay không ?
Tất nhiên là có, bạn có thể sở hữu nhiều tên miền để giúp khách hàng dễ dàng kết nối với mình hơn. Ví dụ ở đây có tên miền là vidu.com, bạn có thể mau thêm tên miền vidi.com hay vudu.com. Đảm bảo việc khách hàng viết sai tên miền nhưng vẫn truy cập đúng địa chỉ.
Khi bạn có ý định phát triển Website, bạn nên sở hữu ngay tên miền để tránh bị người khách hay đối thủ giành quyền sở hữu tên miền đó, điều đó khó là khó chịu.
5 – Hosting là gì ?
Nếu ví Domain là địa chỉ nhà thì Hosting như là một căn nhà, một không gian chứa những dữ liệu, tài nguyên để Website hoạt động được xuyên suốt.
Đi bạn nhập đại chỉ Website, Hosting sẽ truyền dữ liệu xuống trình duyệt của máy tính bạn để hiển thị thành Website đó.
Dữ liệu của Hosting là vô cùng quan trọng nên chúng ta cần phải bảo vệ và sao lưu chúng để tránh tình trạng “Sập trang web”. Cũng giống như Website, ngày càng có nhiều chuẩn bảo mật, chúng tôi – DEV DẠO sẽ luôn cập nhật công nghệ bảo mật mới nhất để đảm bảo Website của quí khách luôn an toàn và ổn định.
6 – Những loại Hosting
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều dạng Hosting ra đời để phục vụ cho từng nhu cầu cụ thể, sau đây là vài dạng Hosting phổ biến nhất:
– Shared Hosting
– VPS Hosting
– Cloud Hosting
– WordPress Hosting
– Dedicated Server Hosting
Với từng dạng Hosting, quy mô và chi phí sẽ khác nên khi mới bắt đầu, chúng ta nên chọn Shared Hosting để tiết kiệm, khi sử dụng một thời gian, quí khách có như cầu tăng dung lượng hay sức mạnh đều có thể nâng cấp lên những gói Hosting mới dễ dàng, tránh gây lãng phí.
DEV DẠO sẽ hỗ trợ và tư vấn cho quý khách, đảm bảo phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp với chi phí tiết kiệm nhất.